Kiên Giang vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng xem xét, phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung TP Phú Quốc đến năm 2040. Với mục tiêu phát triển TP Phú Quốc trở thành một đô thị biển đảo đặc sắc; là khu kinh tế có vị thế đặc biệt; một trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng và dịch vụ có bản sắc, chất lượng cao, có sức hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế…
Phú Quốc được xem là một trong những vùng đảo quý. Bởi nơi đây sở hữu nguồn tài nguyên dồi dào, tiềm lực phát triển du lịch mạnh mẽ. Hầu hết những bãi biển tại Phú Quốc đều mang một nét đẹp riêng. Đặc trưng là làn nước trong xanh cùng bãi cát vàng mịn. Hơn thế nữa, nhờ nằm trong vịnh Thái Lan, khí hậu Phú Quốc quanh năm luôn ôn hòa, dễ chịu, ít bị ảnh hưởng bởi gió bão. Có lẽ vì thế, Phú Quốc luôn là nơi được nhiều du khách yêu thích tìm nghỉ dưỡng. Đặc biệt là bạn bè quốc tế.
Sau hơn 15 năm xây dựng và phát triển, kinh tế của Phú Quốc luôn đạt mức tăng trưởng cao và duy trì ổn định. Theo UBND tỉnh Kiên Giang, phạm vi lập quy hoạch chung TP Phú Quốc đến năm 2040 là toàn bộ diện tích đất tự nhiên 589,27km2 và các không gian biển của TP Phú Quốc, bao gồm 2 phường (Dương Đông, An Thới) và 7 xã (Cửa Cạn, Gành Dầu, Bãi Thơm, Hàm Ninh, Cửa Dương, Dương Tơ, Thổ Châu).
Mục tiêu lập quy hoạch là định hướng phát triển TP Phú Quốc với tầm nhìn dài hạn; phát triển toàn diện, cân bằng và bền vững; kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo đảm an ninh quốc phòng; đồng thời bảo đảm khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển trong trường hợp hình thành Khu hành chính – kinh tế đặc biệt Phú Quốc và tách xã đảo Thổ Chậu thành huyện đảo riêng.
Quy hoạch Phú Quốc trở thành một đô thị biển đảo đặc sắc; một trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng và dịch vụ có bản sắc, chất lượng cao, có sức hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế; trung tâm thương mại, dịch vụ và trung tâm chăm sóc sức khỏe, điều dưỡng ứng dụng công nghệ cao ở tầm cỡ khu vực và quốc tế; trung tâm chính trị – văn hóa; một không gian sống có chất lượng và gắn bó của người dân trên đảo; quản lý phát triển đô thị theo hướng tăng trưởng xanh, thông minh, tiết kiệm năng lượng, thu hút đầu tư, tạo nguồn lực và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tính chất khu vực lập quy hoạch là đô thị biển – đảo độc đáo, đặc sắc, đạt tiêu chuẩn đô thị loại I. Là khu kinh tế có vị thế đặc biệt; là trung tâm tài chính tầm cỡ khu vực và quốc tế… Là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng, cảng biển và cảng hàng không quốc tế. Là trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ chuyên ngành; trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học rừng và biển của quốc gia và khu vực. Có vị trí đặc biệt về an ninh và quốc phòng…
1. Quy hoạch Phú Quốc đến 2040: Chuyển đất nông nghiệp, đất rừng phòng hộ sang đất có mục đích khác
Trong quy hoạch mới Phú Quốc từ 2021 đến 2030, Thủ tướng Chính Phủ đã ra quyết định điều chỉnh cục bộ khoảng 674,53 ha diện tích đất, chiếm 1.14% trong tổng diện tích quy hoạch chung đã được phê duyệt, với 8 địa điểm được điều chỉnh.
Điểm số 1: khu vực Bãi Khem – An Thới.
Điều chỉnh 15,19 ha thành đất du lịch sinh thái. Bao gồm 5,38ha đất rừng phòng hộ và 9,81ha đất cây xanh cảnh quan. Hệ số sử dụng đất gộp trên toàn khu tối đa 2 lần, cơ cấu xây dựng tối đa 8 tầng.
Điểm số 2: khu vực cảng Bãi Đất Đỏ – thị trấn An Thới.
Địa điểm này sẽ có hai thay đổi chính. Thứ nhất, chức năng khu vực điều chỉnh từ cảng dầu khí thành cảng du lịch kết hợp hàng hóa. Thứ hai, điều chỉnh 17,6ha đất cây xanh cảnh quan theo quy hoạch chung đã được phê duyệt thành đất dịch vụ hậu cần tại khu vực Bãi Đất Đỏ.
Điểm số 3: khu vực Tây Nam – thuộc KĐT An Thới.
Địa điểm số 3 sẽ điều chỉnh vị trí một số khu chức năng, tổ chức lại không gian khu vực với quy mô 84,31ha. Cụ thể, 15,39ha đất ở mật độ cao; 1,23ha đất ở mật độ thấp; 23,27 đất công trình công cộng; 20,76ha đất cây xanh cảnh quan; 16,97ha đất rừng phòng hộ; 1,88ha đất đá ven biển và 4,81ha đất giao thông sẽ chuyển thành 63,13ha đất đơn vị ở; 2,52ha đất trung tâm thương mại dịch vụ; 5,75ha đất cây xanh cảnh quan; 1,35ha đất trụ cáp – hành lang tuyến cáp treo; 11,55ha đất giao thông. Đồng thời bổ sung 3,55ha đất mặt nước để bố trí tổ hợp công trình giải trí với khán đài kết hợp đường dẫn và sàn cảnh quan trên biển tại khu vực gần nhà ga cáp treo.
Điểm số 4: khu vực Đông Bắc, núi Ông Quán – thị trấn An Thới.
Địa điểm số 4 sẽ không thay đổi vị trí khu đất cây xanh và khu đất ở mật độ thấp theo quy hoạch chung được duyệt tại khu vực phía Bắc, núi Ông Quán.
Điểm số 5: khu vực Hòn Thơm và tuyến cáp treo từ thị trấn An Thới ra Hòn Thơm.
Địa điểm số 5 sẽ điều chỉnh chính xác lại phạm vi ranh giới KDL Hòn Thơm theo Quyết định số 633 ngày 11/05/2010 của Thủ tướng Chính Phủ đề phù hợp với diện tích phát triển du lịch đề xuất.
Điểm số 6: khu vực Bãi Thơm, xã Bãi Thơm.
Khu vực điểm số 6 điều chỉnh 143,5ha đất nông nghiệp và đất giao thông sang 42,5ha đất làng nghề; 14,5ha đất giao thông, 86,5ha đất du lịch sinh thái.
Điểm số 7: khu vực Đồng Cây Sao
Điều chỉnh 203ha quy mô đất. Cụ thể sẽ chuyển đổi từ chức năng đất dịch vụ du lịch giải trí phức hợp, sân Golf và đất nông nghiệp thành đất tái định cư và đất đơn vị ở được đồng bộ hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng, cây xanh phục vụ dân cư tại khu vực và những vùng lân cận.
Điểm số 8: khu vực Bãi Cửa Cạn, xã Cửa Dương.
Địa điểm số 8 sẽ chuyển đổi chức năng 55,6ha quy mô đất nông nghiệp thành đất du lịch sinh thái.
2. Chức năng của từng khu trong quy hoạch Phú Quốc mới
Song song với việc thay đổi quy mô đất, bản Điều chỉnh quy hoạch mới Phú Quốc đến năm 2030 còn sử đổi chức năng của các khu riêng biệt. Tùy vào vị trí, đặc điểm, tính chất mà mỗi khu vực sẽ được phân bổ chức năng như sau:
a. Chức năng Khu vực Bãi Trường trong kế hoạch quy hoạch Phú Quốc mới
- Khu vực trọng yếu: Trung tâm kinh tế lớn Nam Dương Tơ
- Phân chia hạng mục chức năng:
- Số lượng nơi lưu trú: Xây dựng 30% trên tổng số phòng nghỉ tại Phú Quốc
- Sân bay quốc tế Dương Tơ: Dự kiến đón tiếp hơn 1 triệu lượng du khách trong & ngoài theo quy hoạch Phú Quốc.
- Cụm công nghiệp Vịnh Đầm: Tập trung phát triển các cụm khu công nghiệp, bố trí nằm xen kẽ trong các khu dân cư. Cụm công nghiệp Vịnh Đầm kết hợp cảng biển được định hướng phát triển gắn liền với du lịch và kinh tế.
b. Chức năng của Thị trấn Dương Đông trong quy hoạch Phú Quốc đến 2030:
- Khu vực trọng yếu: thị trấn Dương Đông và các hướng chi tiết sau:
- Hướng Đông: Đây là khu vực không giáp biển nên sẽ được quy hoạch thành đất thương mại. Cụ thể quỹ đất hướng Đông thị trấn Dương Đông sẽ sử dụng để xây dựng resort, khách sạn và khu dân cư định cư lâu dài.
- Hướng Tây: Tiếp giáp trực tiếp đường bờ biển phía Tây nên giữ nguyên, không triển khai quy hoạch mở rộng.
- Hướng Nam: Khu vực nằm cuối thị trấn Dương Đông, nơi có địa hình đồi núi trập trùng, phức tạp nên cũng sẽ giữ nguyên, không triển khai quy hoạch.
- Hướng Bắc: Sở hữu bãi đất rộng do sân bay cũ đã được dời đi, được đưa vào khai thác khu du lịch hoặc khu nghỉ dưỡng sang trọng.
c. Chức năng của Thị trấn An Thới:
- Khu vực trọng yếu: Thị trấn An Thới
- Phân chia chức năng:
- Định hướng phát triển thị trấn An Thới thành KĐT cảng quốc tế phát triển du lịch, thương mại hàng đầu của thành phố Phú Quốc. Nơi đây sẽ trở thành đầu mối kỹ thuật – trung tâm tiếp vận, phi thuế quan, thương mại, du lịch và dịch vụ du lịch, công nghiệp nhẹ; trung tâm văn hóa, gìn giữ giá trị lịch sử, nhân văn của đảo.
d. Chức năng của Khu đô thị Gành Dầu
- Khu vực trọng yếu: Ấp Gành Dầu, xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc.
- Chức năng phân khu:
- Tận dụng vẻ đẹp nguyên sơ của bãi Dài, khu vực này được khai thác để phát triển dịch vụ du lịch, khai thác hải sản biển.
- Định hướng trở thành khu đô thị kiểu mẫu cho toàn thành phố Phú Quốc.
e. Chức năng của Khu vực Hàm Ninh
- Vị trí xác định: Khu đô thị Hàm Ninh.
- Chức năng phân khu:
- Lợi thế vùng nước sâu đẩy mạnh phát triển dịch vụ du lịch và khai thác hải sản chính của Phú Quốc.
- Định hướng phát triển Hàm Ninh thành khu đô thị trung tâm du lịch và tham quan nghiên cứu số 1 thành phố đảo.
f. Chức năng khu vực Cửa Cạn
- Khu vực trọng yếu: Khu đô thị Cửa Cạn.
- Chức năng từng phân khu:
- Do gần với bãi Vũng Bầu nên sẽ mở rộng trung tâm xã Cửa Cạn về hướng Bắc. Nơi đây sẽ được phát triển toàn diện về thương mại, dịch vụ du lịch.
- Tập trung xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ. Sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của cư dân trong vùng và du khách.
- Đẩy mạnh xây dựng hệ thống cây xanh ven biển nhằm tạo không gian tươi mát phục vụ du lịch.
- Định hướng quy hoạch các phân khu liền kề nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách.
g. Chức năng khu vực Suối Lớn
- Khu vực trọng yếu: Khu đô thị Suối Lớn.
- Phân khu chức năng:
- Tập trung phát triển mạnh mẽ khu trục đô thị và cả khu trung tâm tại Suối Lớn.
- Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng lẫn các hạng mục tiện ích để phục vụ tối đa nhu cầu sống và chăm sóc sức khỏe của cư dân.
h. Khu vực Đường Bào, Dương Tơ
- Khu vực trọng điểm: Khu đô thị Đường Bào.
- Phân khu chức năng: Tập trung phát triển khu trung tâm và những khu vực liền kề:
- Khu nhà ở đô thị sẽ được bố trí theo bản đồ quy hoạch Phú Quốc theo từng cụm, cao hoặc thấp tầng. Tất cả các khu đều đặt phía sau trục chính trung tâm.
- Công trình công cộng: Đẩy mạnh xây dựng hệ thống trường học liên cấp bao gồm mầm non, cấp 1, cấp 2. Bố trí Trạm y tế. Xây dựng hai công viên lớn tại khu đô thị mới Đường Bào.
- Quy hoạch đô thị tập trung tại khu vực Đông Bắc ngay dưới chân núi Dương Tơ.
Có thể thấy thành phố Phú Quốc đang có những bước đi rất vững chắc với định hướng rõ ràng. Nhều cơ hội để ngành du lịch, hàng hải, thủy hải sản,… và đặc biệt là bất động sản bứt phá phát triển. Chắc chắn Phú Quốc sẽ là nơi an cư lý tưởng, điểm du lịch đáng đến trong tương lai. Mở ra cơ hội đầu tư siêu lợi nhuận cho các nhà đầu tư.